K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2019

Nếu như mùa xuân là mùa của muôn hoa thì mùa thu mới là mùa của hoa cúc.

Cúc không mọc riêng lẻ mà mọc xùm xòa thành bụi, thành khóm rất tự nhiên. Thân cây mảnh mai, trông có vẻ yếu ớt nhưng thật ra lại rất cứng cáp, chẳng thế mà nó có thể đỡ trên mình cả một thảm hoa dày. Nhánh cây tỏa đều bốn phía, đan xen vào nhau, mềm mại nhưng chắc khỏe. Lá cúc cũng được phân phát đều khắp thân cây, mỗi chiếc lá như một bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm.

Cúc cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của mùa hè để đợi thu sang đâm bông vàng rực. Đầu tiên là một vài chiếc nụ xinh xinh hé nở, rồi sau đó chúng như gọi nhau, từng chùm nụ đồng loạt bung ra khoe sắc vàng tươi, kết thành một thảm hoa cúc vàng tuyệt đẹp. Mỗi bông cúc có nhiều tầng nhiều lớp cánh hoa, kết tròn lại xoay quanh nhụy. Bông nào bông nấy ngào ngạt đưa hương đến tận từng lớp học, vào tận từng bàn, từng bài học của chúng em.

12 tháng 3 2019

Đề 1 : Tả đồ dùng học tập

                              Tả về hộp đựng bút

Trong buổi tổng kết năm học lớp Ba vừa qua, cô giáo em có phần thưởng riêng của cô dành cho học sinh giỏi của lớp. Có năm bạn được phần thưởng cô tặng. Mỗi bạn được một món, không bạn nào giống bạn nào. Phần em, em được cô tặng một hộp đựng bút.

Cái hộp đựng bút màu xanh da trời in hình chú gấu Mi-sa bê một quả bóng. Hộp được làm bằng nhựa tốt, bọc nệm nhựa êm ái. Hộp dài hai mươi xăng-ti-mét, rộng tám xăng-ti-mét và dày hai xăng-ti-mét. Hộp được thiết kế như một quyển sách. “Bìa sách” mở ra là nắp hộp, gắn một mảnh kim loại to bằng một đốt tay em. Nắp hộp đóng kín nhờ lực hút của hai thanh nam châm gắn ở phần hộp để bút. Trong phần đáy hộp bút, người ta ép đính một mảnh nhựa dẻo rộng sáu phân, may các vành để gài bút vào. Em gài cẩn thận bút mực, bút chì vào các vành tròn đó. Ở một góc của hộp viết có ngăn ô dùng để đựng tẩy và đồ bào chuốt bút chì. Thước kẻ đặt vào hộp vừa khít, không cần gài vào các vành may sẵn. Suốt mùa hè, cái hộp bút đã được em chuẩn bị kĩ càng chờ ngày đón năm học mới. Lên lớp bốn, món quà tặng thưởng của cô giáo chủ nhiệm lớp ba đã theo em vào năm học mới như một lời nhắc nhở động viên em học tập. Em giữ gìn hộp viết cẩn thận và thật sự hạnh phúc khi lúc nào cùng cảm thấy cô giáo cũ thật gần gũi, thân thương.

Hằng ngày lấy bút viết ra học tập, em đều nhớ đến những lời dạy dỗ ân cần của cô giáo cũ. Em rất biết ơn cô giáo đã yêu thương, chăm lo cho em suốt năm học qua. Em sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích học tập hơn nữa để các thầy cô giáo luôn tự hào về chúng em.

30 tháng 12 2021

mình chọn đề 2 nha bạn:

bài làm

Nhung là người bạn thân nhất của em. Bọn em học với nhau từ hồi mầm non cho tới Tiểu học. Tình bạn của chúng em gắn bó với nhau 4 năm dòng dã. Tình cảm ấy dường như đã vượt qua cả tình bạn mà trở thành tình chị em ruột thịt, thân nhau như trong một gia đình vậy. Càng lớn lên thì bọn em càng thêm trân trọng tình bạn cao cả và thiêng liêng này. Em và Nhung có rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ với nhau trong cả học tập lẫn vui chơi. Đó là khoảng thời gian mà có lẽ suốt cả cuộc đời này em không bao giờ có thể quên được. Ngỡ tưởng em và Nhung sẽ ở gần nhau một quãng đường dài hơn nữa, nhưng không may là ước mơ đó không thành hiện thực. Tới năm lớp 3, bố mẹ Nhung quyết định lên Hà Nội để làm ăn, sinh sống. Tất nhiên là cả Nhung cũng sẽ theo bố mẹ lên đó học tập. Và bọn em đã lưu luyến và bịn rịn chia tay nhau từ hồi đó. Suốt 2 năm trời, chúng em không có bất kỳ một liên lạc nào với nhau. Bất ngờ một hôm (khi đó em đã lên lớp 5), trên đường đi học về, ghé vào công viên gần nhà, em bắt gặp một bóng dáng thật thân thương làm sao! Đó là Nhung, em đã được gặp lại cô bạn thân nhất của mình sau bao ngày xa cách. Cuộc gặp gỡ khi đó để lại trong em rất nhiều cảm xúc khó phai mờ.

Đó là một buổi chiều mùa thu. Gió thổi nhẹ. Mây êm đềm trôi. Bầu trời mùa thu trong vắt. Không khí trong lành và mát mẻ. Buổi học chiều nay tan sớm, em thư thả, thong thả đi bộ về nhà. Vừa đi em vừa cảm nhận không gian thơ mộng và đầy lãng mạn của buổi chiều thu. Một không gian gợi lên trong tâm hồn em một chút man mác buồn. Em đi qua khu công viên của khu phố nhà em. Thu mà nên trong công viên phủ đầy một màu vàng đỏ của lá. Những chiếc lá khô lìa cành, phủ kín trên mặt đất trong công viên. Gió lướt qua tới đâu là là khẽ khàng đáp xuống mặt đất tới đấy. Phải rồi! Đây là công viên – nơi có nhiều kỷ niệm của em và Nhung nhất. Là nơi chúng em lần đầu gặp nhau, quen nhau và rồi chơi với nhau như hai chị em ruột thịt vậy. Thời gian thấm thoát thoi đưa, đã 2 năm rồi, em không gặp lại Nhung. Nghĩ tới đó mà lòng em trào lên một nỗi buồn trống vắng, không thể gọi được tên. Miên man theo dòng hồi tưởng, em đi mãi dọc theo công viên và... Em bất ngờ bắt gặp một dáng hình quen thuộc đang đứng ngay trước mặt. Em ngẩng đầu lên để xem đó là ai. Thật bất ngờ. Đó là Nhung. Người bạn thân nhất của em. Cuộc gặp gỡ này làm em thực sự không tin nổi vào mắt mình.

Nhung không thay đổi là mấy. Vẫn là dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn của hai năm trước. Chỉ có điều là Nhung đã cao hơn trước rất nhiều, thực sự rất ra dáng một cô thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Khuôn mặt vẫn phúc hậu, dễ thương và rạng ngời như mọi khi.

- Thu. Lâu rồi không gặp cậu – Nhung cất giọng hỏi

Vẫn là giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp đó. Khi ấy, em thực sự không kìm được nước mắt vì xúc động. Em chạy tới thật nhanh, ôm choàng lấy Nhung mà khóc nức lên. Em mếu máo:

- Nhung à. Cậu về rồi! Mình rất nhờ cậu đó!

- Thôi nào, đừng khóc chứ. Mình về rồi nè – Nhung an ủi em.

Chúng em ra chỗ xích đu năm xưa hai đứa vẫn hay chơi với nhau để ngồi nói chuyện. Em cất tiếng hỏi trước:

- Hai năm qua, cậu vẫn sống tốt chứ?

Nghe em hỏi, Nhung tủm tỉm cười. Nụ cười tỏa nắng và dịu dàng của Nhung đây rồi, không lẫn vào đâu được. Nhung đáp:

- Mình sống tốt lắm. Môi trường học tập trên Hà Nội cũng ổn lắm. Ban đầu lên đấy thì mình không quen lắm nhưng dần dần mình quen được thêm rất nhiều bạn mới. Còn Thu thì sao? Cậu sao rồi?

Em cười:

- Mình cũng thế. Tình hình học tập và cuộc sống đều rất tốt. Gia đình mình vẫn khỏe mạnh lắm. Chỉ có điều, cậu ra đi đột ngột quá nên mình cảm thấy trống vắng va buồn lắm. Hai năm qua không có một chút liên lạc hay thông tin liên qua tới cậu làm mình thấy khá lo lắng.

- Mình không sao. Mình cũng rất nhớ cậu. Hôm nay, mình về quê thăm ông bà nên tiện mình xin phép bố mẹ cho mình về chơi với cậu một tuần. Một tuần lận đấy nha. Mình ngủ tạm ở nhà cậu một tuần được chứ?

Em vui mừng khôn xiết:

- Tất nhiên là được rồi. Ở bao lâu cũng được hết.

Sau đó, em và Nhung có một tuần để bên nhau. Một tuần để ôn lại những kỷ niệm của thời ấu thơ vui đùa, chơi với nhau. Một phần tuổi thơ trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên mà đáng yêu vô cùng.

Cuộc gặp gỡ lại người bạn thân sau bao ngày xa cách sẽ là kỷ niệm không bao giờ phai nhòa trong tâm trí em. Buổi chiều thu hôm ấy, em gặp lại Nhung – người bạn mà em yêu quý và trân trọng nhất.

HT

30 tháng 12 2021

MN giúp mik vs :

Xác định nghệ thuật của bài thơ 'Mẹ là biển trời bao la" của Hoài Thương

Mở bài

Giới thiệu về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng là loài hoa biểu tượng cho tình yêu thương, là sự bắt đầu cho những điều mới mẻ. Vì vậy mà em rất thích loài hoa này.

Thân bài

- Cảm nghĩ hình dáng của loài hoa hồng: Là một loài cây có nhiều gai góc nhưng bông hoa đẹp rực rỡ

+ Toàn thân cây hoa hồng có vô số gai nhọn như thể nhắn gửi để cảm nhận được sự điều tốt đẹp nhất thì cần phải trải qua những khó khăn mới nhận ra được.

+ Những chiếc lá với 2 màu sắc khác cùng với những lưỡi cưa xếp chung quanh như làm bông hoa nổi bật hơn.

+ Loài hoa hồng khi trổ bông mới rực rỡ làm sao, chúng hé nở những nụ hoa trông như ngọn lửa thắp sáng cả khu vực xung quanh. Cho đến khi búp hoa nở ra trông thật đẹp. Ôi! những cánh hoa hồng mới đẹp làm sao! Những cánh hoa đỏ thắm như những giọt máu.

- Cảm nghĩ về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng ngày nay được trồng trên khắp thế giới, con người đã tạo ra vô số loài hồng khác nhau, mỗi loài mang 1 màu sắc ý nghĩa của chúng.

Ví dụ như, màu đỏ của tình yêu, màu vàng của.... màu xanh tương trưng cho..…

- Cảm nghĩ về việc trồng và chăm sóc loài hoa hồng: Hoa hồng khá dễ trồng, chỉ cần chăm chỉ tưới nước và bón phân, sau 1 thời gian chúng sẽ nở những nụ hoa đẹp nhất, sau khi hoa tàn thì chỉ cần tỉa cành đó đi thì cây hoa sẽ mọc thêm nhiều cành hoa mới.

Kết bài

- Tổng kết cảm nghĩ về loài hoa hồng: Em rất thích loài hoa hồng vì nó là tình yêu thương. Em muốn tất cả mọi người đều có thể gửi cho nhau những cành hoa hồng đỏ thắm.

30 tháng 1 2019

em hỏi trên google nhé nhiều đề quá chị ko viết nổi

23 tháng 2 2019

Đề 4:

   Đầu năm học lớp 4, ba em tự tay đóng cho em một cái bàn học bằng gỗ ép rất đẹp.

Mẹ em đem cái bàn xinh xắn ấy đặt bên cửa sổ trong phòng em, bên cạnh là một giá sách, tạo cho em một góc học tập hết sức lí tưởng. Cái bàn được ba em tự tay đóng nên rất vừa với em. Cái bàn cao 0,7m, mặt bàn rộng 0,35m, dài 0,6m. Ngăn của chiếc bàn được ba em chia thành hai hộc, một hộc lớn đủ để đựng rộng rãi một chiếc cặp sách, một hộc nhỏ dùng để đựng giấy kiểm tra, bút, thước kẻ. Đặc biệt cả hai ngăn bàn đều có thể kéo ra, đẩy vào, mỗi ngăn có một bộ khóa nho nhỏ, xinh xắn. Bàn được làm bằng một thứ ván ép màu nâu, đường vân nổi rõ trên nền gỗ sáng bóng trông như màu hổ phách rất đẹp.

   Mỗi khi ngồi vào bàn học em luôn cảm thấy vô cùng thoải mải, có lẽ bởi chiều cao vừa vặn của nó so với chỗ ngồi của em nhưng cũng có lẽ bởi tình cảm và sự tin yêu của ba mẹ gửi vào từng góc bàn, từng ngăn bàn. Em cảm thấy cái bàn như một người bạn nhỏ, luôn dang rộng vòng tay và hân hoan chờ đón em, cùng em tiến bộ từng ngày qua từng bài học.

   Em giữ gìn bàn học của mình rất cẩn thận, không rạch lên mặt bàn, thường xuyên lau chùi bàn sạch sẽ. Em yêu quý cái bàn học của mình nhiều lắm.

20 tháng 12 2021

Cuối tuần trước, mẹ đã dẫn em đi chơi ở trung tâm thương mại gần nhà. Lúc gần về, mẹ đã mua cho em một chiếc cặp sách mới rất xinh đẹp. Mẹ bảo rằng, đây là món quà chúc mừng em đã đạt giải trong cuộc thi kể chuyện của trường.

Đó là một chiếc cặp sách, nhưng em thường gọi là chiếc balo. Nó không to như chiếc cặp cũ của em, chỉ chừng bằng cái laptop của chị hai. Balo có hình chữ nhật, nhưng phần đầu thu hẹp lại, tạo tổng thể cân đối và dễ mang lên vai hơn. Bề rộng của nó khoảng một gang tay, giúp để được khá nhiều sách vở. Balo được làm từ chất liệu da tổng hợp, vừa mềm mại lại vừa có dáng cứng cáp. Nhờ vậy, việc sắp xếp các đồ đạc vào balo, hay dựng balo ở các góc trở nên dễ dàng và trông dễ nhìn hơn. Một ưu điểm nữa, là lớp da ấy, có thể chống nước một phần nhất định, nên dù đi dưới mưa phùn hay bất cẩn làm nước rơi vào, thì chỉ cần lấy khăn, giấy khô lau là được. Không cần lo lắng nhiều như những chiếc cặp bằng vải thông thường. Mẫu cặp này có rất nhiều màu sắc bắt mắt, nhưng em đã chọn cái balo màu hồng, vì đó là màu yêu thích nhất của em.

Balo có thiết kế rất đơn giản, chỉ gồm có hai ngăn. Ngăn lớn ở phía sau chiếm hai phần ba diện tích cặp, dùng để đựng sách, vở. Nó có phần phéc kéo màu hồng rất chắc chắn. Đặc biệt, ở phần tay cầm của phéc, có đính kèm một cục bông xù màu trắng siêu dễ thương. Ngăn thứ hai ở phía trước, cao bằng một nửa ngăn lớn, có nắp đóng mở, dùng để đựng bút, thước, chì màu. Trên cùng của cặp, có một phần dây nối thành khung hình tam giác to chừng bốn ngón tay, dùng để treo cặp lên các vị trí cố định. Sau lưng cặp, thì có phần quai đeo giống như những chiếc cặp khác. Tuy nhiên, dây của chiếc balo này chỉ to chừng một ngón tay thôi. Nhưng nó vẫn rất chắc chắn và dẻo dai lắm.

Từ khi có chiếc balo mới, lúc nào em cũng thích thú với việc sửa soạn sách vở để đến trường. Nhờ vậy mà em thêm hào hứng với việc học tập. Em sẽ giữ gìn chiếc cặp thật tốt để nó luôn mới mẻ, sạch sẽ.

31 tháng 1 2023

Vào đầu năm học, mẹ mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập để phục vụ cho việc học. Trong rất nhiều đồ dùng ấy, em yêu thích và ấn tượng nhất với chiếc thước kẻ.

Chiếc thước kẻ được làm bằng gỗ, dài 20 cm, chiều ngang rộng 1 cm. Em rất yêu thích cây thước kẻ này vì nó nhỏ gọn, phục vụ cho em rất nhiều trong việc học tập. Mỗi ngày em đều mang nó đến trường để kẻ ở môn toán cho mỗi phép tính, kẻ hết bài ở môn tiếng việt. Chiếc thước đã giúp ích em rất nhiều. Bên cạnh đó, em cũng rất yêu quý nó bởi nó có bề ngoài rất đẹp và đặc biệt. Mỗi mặt thước được sơn một màu khác nhau, một mặt có màu đỏ tươi, một mặt lại có màu xanh da trời, mặt còn lại có màu vàng nghệ còn mặt kia có màu trắng sữa, trông mới đặc biệt làm sao. Nổi lên trên nền màu sặc sỡ ấy là những vạch kẻ rất đều nhau màu đen rõ nét đánh dấu từng centimet để phục vụ cho việc học tập, đo đạc tính toán của em. Nhờ những vạch đo chính xác ấy mà em rất thuận lợi trong giờ toán, đặc biệt trong các tiết học vẽ cần đến sự chính xác và tỉ mỉ.

 

Em dùng thước để kẻ những đoạn thẳng rất đẹp và ngay ngắn không chỉ vậy, khi bài học yêu cầu vẽ những hình vuông, hình tam giác hay hình chữ nhật em cũng đều dùng đến thước vẽ rất tiện lợi và chính xác. Đối với em, cây thước rất quan trọng trong việc học tập mỗi ngày, nó là đồ dùng học tập gắn bó và quan trọng không thể thiếu với em. Em sẽ luôn giữ gìn cây thước thật cẩn thận mỗi khi dùng xong để nó luôn bền đẹp và song hành với em trong suốt quá trình học tập, góp phần giúp em tiến bộ hơn.Vào đầu năm học, mẹ mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập để phục vụ cho việc học. Trong rất nhiều đồ dùng ấy, em yêu thích và ấn tượng nhất với chiếc thước kẻ.

Chiếc thước kẻ được làm bằng gỗ, dài 20 cm, chiều ngang rộng 1 cm. Em rất yêu thích cây thước kẻ này vì nó nhỏ gọn, phục vụ cho em rất nhiều trong việc học tập. Mỗi ngày em đều mang nó đến trường để kẻ ở môn toán cho mỗi phép tính, kẻ hết bài ở môn tiếng việt. Chiếc thước đã giúp ích em rất nhiều. Bên cạnh đó, em cũng rất yêu quý nó bởi nó có bề ngoài rất đẹp và đặc biệt. Mỗi mặt thước được sơn một màu khác nhau, một mặt có màu đỏ tươi, một mặt lại có màu xanh da trời, mặt còn lại có màu vàng nghệ còn mặt kia có màu trắng sữa, trông mới đặc biệt làm sao. Nổi lên trên nền màu sặc sỡ ấy là những vạch kẻ rất đều nhau màu đen rõ nét đánh dấu từng centimet để phục vụ cho việc học tập, đo đạc tính toán của em. Nhờ những vạch đo chính xác ấy mà em rất thuận lợi trong giờ toán, đặc biệt trong các tiết học vẽ cần đến sự chính xác và tỉ mỉ.

 

Em dùng thước để kẻ những đoạn thẳng rất đẹp và ngay ngắn không chỉ vậy, khi bài học yêu cầu vẽ những hình vuông, hình tam giác hay hình chữ nhật em cũng đều dùng đến thước vẽ rất tiện lợi và chính xác. Đối với em, cây thước rất quan trọng trong việc học tập mỗi ngày, nó là đồ dùng học tập gắn bó và quan trọng không thể thiếu với em. Em sẽ luôn giữ gìn cây thước thật cẩn thận mỗi khi dùng xong để nó luôn bền đẹp và song hành với em trong suốt quá trình học tập, góp phần giúp em tiến bộ hơn.

18 tháng 3 2023

Bước vào năm học mới, mẹ đưa em đi chợ để sắm đồ dùng học tập. Nào là sách vở, bút thước và một chiếc cặp sách rất đẹp. Chiếc cặp sách là thứ em thích nhất, nó đã cuốn hút em ngay khi em và mẹ đến với cửa hàng văn phòng phẩm.

Chiếc cặp sách của em được làm bằng vải cứng, có dáng hình chữ nhật và có màu xanh trông rất bắt mắt. Bên ngoài có in hình hai hai con búp bê vì mẹ biết em rất thích chơi búp bê. Giữa phần nắp cặp và thân cặp được gắn với nhau bằng hai móc nhựa, rất tiện lợi cho việc mở và đóng. Đằng sau là hai dây đeo để em có thể đeo cặp trên lưng, chiếc cặp còn có một quai xách phụ để khi đeo mỏi lưng em có thể xách bằng tay. Bên trong chiếc cặp có rất nhiều ngăn. Em đếm được tất cả năm ngăn, trong đó có hai ngăn rộng, hai ngăn nhỏ hơn và một ngăn bé. Hai ngăn rộng em dùng để đựng sách vở, một ngăn đựng sách và một ngăn đựng vở. Một ngăn nhỏ hơn được dùng để đựng các đồ dùng học tập khác như hộp bút, bảng, hộp phấn, một ngăn nhỏ nữa em dùng để để mũ ca nô và khăn quàng đỏ.

Đặc biệt chiếc cặp còn có một ngăn bé xíu dùng để đựng một số đồ quan trọng như tiền mẹ cho em ăn sáng và có một cuốn sổ nhỏ. Vì chiếc cặp có nhiều ngăn nên rất tiện lợi cho việc để đồ dùng, mỗi đồ dùng đều có vị trí riêng, tránh lộn xộn như khăn đỏ và mũ ca nô để với hộp phấn thì sẽ rất bẩn, đồng thời khi muốn lấy đồ dùng gì thì chỉ cần nhớ đúng ngăn là lấy sẽ rất nhanh, tránh mất quá nhiều thời gian.
Hơn thế nữa, mỗi ngăn đều có một cái khóa riêng rất cẩn thận giúp mọi đồ dùng bên trong không bị rơi ra ngoài. Bạn học sinh nào cũng có một chiếc cặp như vậy, nhưng em thấy chiếc cặp của em là đẹp nhất không bởi vì kiểu dáng của nó đẹp mà đó là chiếc cặp mà mẹ mua cho em. Nó thể hiện sự yêu thương quan tâm mà mẹ dành cho em.

Chính vì vậy em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, khi đến lớp cũng như về nhà em để chiếc cặp nhẹ nhàng lên bàn học chứ không tùy tiện vứt mọi nơi khi về nhà, đặc biệt những hôm trời mưa em cho chiếc cặp vào một chiếc túi bóng để tránh bị ướt sẽ nhanh hỏng. Em rất yêu quý chiếc cặp sách của mình. Em hứa sẽ giữ gìn nó cẩn thận để chiếc cặp được bền và theo em suốt năm học.

8 tháng 10 2017

Câu 1 : 

TÌNH BẠN GIỮA C.MÁC VÀ PH.ĂNG GHEN

    Cuộc sống là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”- Tình bạn ( hay gọi là tình bằng hữu) là một trong những mối quan hệ cơ bản nhất của xã hội.

Trong lịch sử, dưới nhiều góc độ khác nhau mà có rất nhiều quan điểm khác nhau về tình bạn, Tình bạn bắt nguồn từ cảm tính, ở trực giác, tác động của các giác quan (ánh mắt, nụ cười...) thông qua sự tiếp xúc gần gũi (cùng học tập, lao động, vui chơi…), ở sự đồng điệu về sở thích, tâm hồn và lối sống. Từ cảm tính mà có cảm tình với nhau, rồi từ cảm tình người ta tiến tới những sự gắn kết về lí trí. Tình bạn chân chính, sâu sắc, lâu bền bao giờ cũng đi từ sự bồng bột, sôi nổi, đôi khi say đắm rồi đến yêu thương, quý trọng và đồng điệu tâm hồn, về tư tưởng, hành động tới mức có thể sẵn sàng hi sinh vì nhau. Khi ấy lí trí soi sáng, dẫn dắt đường đi cho tình cảm; và tình yêu thương gắn kết làm cho lí trí có linh hồn. đỉnh cao của tình bạn là tình đồng chí, sự phát triển tình bạn sang tình đồng chí là một quy luật chuyển hóa tự nhiên.

Trong xã hội phong kiến, tình bạn được xem là một trong những yếu tố tạo nên “Ngũ Thường” Tình bạn không giới hạn ở tuổi tác, địa vị và luôn cần thiết cho cuộc sống. Tình bạn là nền tảng để chúng ta xây dựng những mối tương quan khác, tình bạn làm chúng ta lớn lên và được trở nên chính mình nhiều hơn. Alessandro Manzoni, một nhà văn người Ý đã từng nói: “Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín”. Trong xã hội loài người, từ cổ chí kim, từ đông sang tây có rất nhiều câu chuyện sáng chói về tình bạn như Lưu Bình và Dương Lễ, như Quản Trọng và Bảo Thúc Nha... song tình bạn nào đẹp hơn, sáng chói hơn tình bạn giữa K.Marx và Ăngghen, cái tình bạn mà ở nơi đó người ta đã thấy được một không phân biệt đẳng cấp, thể hiện đức hy sinh lớn lao của con người vì mục tiêu của nhân loại mà cống hiến: “Những chuyện cổ tích thường kể lại những tấm gương cảm động về tình bạn. Giai cấp vô sản châu Âu có thể nói rằng khoa học của mình là tác phẩm sáng tạo của hai nhà bác học kiêm chiến sĩ mà tình bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất trong những truyền thuyết của đời xưa kể về tình bạn của con người”1.

Ph.Ăngghen sinh ngày 28-11-1820 tại thành phố Bác-men, tỉnh Ranh (nước Đức) trong một gia đình tư sản sùng tín tôn giáo. Từ một học sinh đầy mơ mộng, một chàng trai giàu lòng nhân đạo, nồng nhiệt yêu tự do đã dùng thi ca làm vũ khí biểu lộ sự đồng tình với nhân dân và khát vọng tương lai. Tốt nghiệp tú tài, Ph.Ăngghen vâng lời cha thôi học, theo nghề kinh doanh thương mại. Những quan sát xã hội và hoạt động thực tiễn đã làm biến chuyển thế giới quan và tư duy chính trị của ông. Từ con đường tự học, học trong sách báo, trong các câu lạc bộ bác học, trong tổng kết thực tiễn và trong sự phẫn nộ với xã hội đương thời, Ph.Ăngghen đã trở thành một nhà bác học. Trên con đường học tập và nghiên cứu, Ph.Ăngghen đã gặp K.Marx một cách gián tiếp thông qua đọc các tác phẩm của K.Marx. Dần dần từ việc nghiên cứu triết học, kinh tế chính trị học, hai ông đã tìm đến nhau rồi trở thành những người đồng chí - những người đồng sáng lập nên một học thuyết cách mạng dẫn đầu thời đại.

K.Marx sinh ngày 15-5-1818 ở thành Tơ-ri-a thuộc tỉnh Ranh (nước Đức) trong một gia đình trí thức (cha ông là luật sư). Từ nhỏ ông đã được giáo dục và hun đúc trong tinh thần khai sáng của chủ nghĩa tự do, nhân đạo và lý tính. Ông tốt nghiệp tú tài rồi vào học khoa Luật tại trường Đại học Tổng hợp Bon, sau chuyển sang học trường Đại học Béc-lin, một trung tâm nghiên cứu về triết học. Mác đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ triết học, rồi vừa nghiên cứu vừa tổng kết thực tiễn, ông cùng với Ăngghen sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học.

Hai con người xa lạ, từ những hoàn cảnh xuất thân, môi trường giáo dục và quá trình đào tạo rất khác nhau đã trở thành hai người đồng chí rồi sau trở thành hai người bạn, một tình bạn vĩ đại và cảm động, gắn quyện tình đồng chí sắt son chung thuỷ tới mức mà sau khi K.Marx qua đời Ph.Ăngghen đã đề xuất rằng những công trình sáng tạo riêng cũng như những công trình hợp tác chung của hai người nên lấy tên là học thuyết K.Marx.

Lần đầu tiên, K.Marx gặp Ph. Ăngghen vào cuối tháng Mười Một 1842, khi Ph. Ăngghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Mùa hè năm 1844, Ph. Ăngghen đến thăm K.Marx ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn và đây được xem như là “cuộc gặp mặt lịch sử” của hai vĩ nhân.Hai ông trở thành đôi bạn hiếm có trong lịch sử. Bằng cả cuộc đời, hai ông đã chứng minh rằng: từ mục đích lý tưởng và học thuyết, họ đã sống vì nhau, cho nhau trọn cả cuộc đời. Họ đã dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất, tôn trọng và quý mến nhau hơn cả chính bản thân mình. K.Marx kể rằng: Ăngghen luôn đi trước K.Marx trên nhiều lĩnh vực, mọi điều tiên đoán của Mác bao giờ xảy ra cũng muộn hơn ở Ăngghen và K.Marx bao giờ cũng theo gót Ăngghen. Chính những nghiên cứu phác thảo trong lĩnh vực kinh tế của Ăngghen đã làm cho K.Marx nảy ra ý tưởng phải đi vào nghiên cứu môn kinh tế chính trị. Không ai có thể phủ nhận thiên tài của Mác khi nghiên cứu kinh tế chính trị học thể hiện ở bộ Tư bản vĩ đại nhưng cũng không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn và sự cộng tác của Ăngghen đối với K.Marx khi hoàn thành tác phẩm đó. Hơn thế nữa, Vì lý do vật chất, trong lúc gia đình K.Marx phải bôn ba từ nơi này đến nơi khác do sự truy lùng của chính quyền đương thời, chính Ăngghen là người đứng ra lo chu toàn thu xếp gia đình để K.Marx phần nào yên tâm nghiên cứu, Ăngghen đã phải làm nghề thư ký hãng buôn trong gần 20 năm. Và cũng vì thế, có lần K.Marx chỉ vào bộ Tư bản và nói rằng: Chính đây là của Ăngghen.

K.Marx cũng cho biết rằng Ăngghen chắc còn có thể sáng tạo thêm bao công trình đồ sộ, nếu gần hai mươi năm ấy ông được tự do, không bị cái nghề thư ký hãng buôn cầm tù khổ sai. Bởi lẽ, Ăngghen là người có khối óc bách khoa, sắc sảo, với sự hiểu biết phong phú lạ thường và khả năng làm việc kỳ diệu. K.Marx ngưỡng mộ, tự hào và lấy làm thảo mãn về đạo đức, tài trí của Ăngghen. K.Marx yêu mến Ăngghen hơn cả bản thân mình. K.Marx luôn luôn lo cho sức khoẻ của Ăngghen và sẵn sàng quên cả bản thân mình để bảo vệ Ăngghen.

Còn Ăngghen, suốt cả cuộc đời đã hy sinh, giúp đỡ cho cả gia đình K.Marx về vật chất lẫn tinh thần. Nếu không có sự giúp đỡ hết lòng của Ăngghen thì K.Marx khó có điều kiện vật chất để hoàn thành những tác phẩm đồ sộ của mình. Ăngghen luôn luôn chăm lo cho K.Marx về mọi mặt, không những về công việc, mà cả sức khoẻ và cuộc sống gia đình. Do điều kiện tài chính khó khăn và do làm việc quá sức, Mác khó tránh khỏi bị ốm đau. Mỗi lần K.Marx ốm, Ăngghen sốt sắng sưu tầm các loại sách báo nói về bệnh tật và phương thức điều trị và tự mình trở thành bác sĩ điều trị cho K.Marx. Ăngghen đã trở thành linh hồn của gia đình K.Marx và luôn đóng vai trò trung tâm hoà giải những mâu thuẫn, là trọng tài trong các cuộc vui gia đình. Ăngghen nuôi hầu hết các con của K.Marx và được họ xem như người cha thứ hai của mình. Nhưng không chỉ có thế, trên bình diện lý luận, ngoài những tác phẩm riêng của mình, Ăngghen còn giúp đỡ Mác rất nhiều về mặt khoa học. K.Marx đã dành cho bộ Tư bản bao nhiêu năm tháng của cuộc đời, bao nhiêu sức lực và tâm huyết của mình. “Tư bản” là một tác phẩm biểu hiện trí tuệ tuyệt vời với trình độ hiểu biết phi thường. Chính K.Marx trước khi xuất bản bộ Tư bản tập I đã đề nghị Ăngghen cùng đứng tên với tư cách đồng tác giả nhưng Ăngghen đã khiêm nhường từ chối.  Sau khi K.Marx mất, chính sự uyên bác và sự mẫn cảm khoa học cùng với đồng điệu về tư tưởng và tâm hồn, đã cho phép Ăngghen soạn thảo hai tập còn lại của bộ Tư bản đồ sộ, bộ tác phẩm đó vẫn mang tên K.Marx mà liền mạch tư tưởng. Ngay khi Tư bản tập II và III được xuất bản, có người băn khoăn hỏi Ăngghen sao không lấy tên mình, ông tuyênbố: “Phần ông đóng góp như thế nào thì tuỳ độc giả nhận xét nhưng tư tưởng chủ đạo của các tác phẩm ấy hoàn toàn là của bạn ông K.Marx”.

Khi K.Marx qua đời, có người từng hỏi Ăngghen, ông có thể nói tư tưởng chủ đạo của học thuyết Mác là gì? Ăngghen đã không ngần ngại trả lời “sự tự do của mỗi người là là điều kiện tạo nên sự do của xã hội”

 Sau khi K.Marx qua đời, Ăngghen là người duy nhất có quyền công bố những tác phẩm của K.Marx nhưng cho đến trước khi trút hơi thở cuối cùng ông vẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng công lao sáng lập ra triết học và khoa kinh tế chính trị học mácxit chủ yếu thuộc về K.Marx - Ăngghen đã đề xuất rằng những công trình sáng tạo riêng cũng như công trình hợp tác chung của hai người nên lấy tên là học thuyết Mác. Đối với K.Marx - Ăngghen luôn tự cho mình chỉ là vai phụ. Còn bất cứ ở đâu và bất kỳ trong vở diễn nào, K.Marx bao giờ cũng là kép chính. Tên tuổi của Ăngghen vang lừng khắp thế giới vì nó luôn gắn liền với tên tuổi của K.Marx. Để đánh giá về công lao của Ăngghen, V.I. Lênin viết: “Sau bạn ông là Các Mác, Ăng-ghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền Các Mác với Phri-đrích Ăng-ghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự nghiệp chung của họ. Cho nên muốn hiểu Ph.Ăng-ghen đã làm gì cho giai cấp vô sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của Các Mác đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại”

K.Marx và Ăngghen không những để lại cho nhân loại một khối lượng tri thức khoa học khổng lồ mà các ông còn để lại một tấm gương sáng chói về nhân cách, một tình bạn-tình đồng chí vĩ đại đáng để chúng ta học hỏi.

Câu 2 : 

   Nhà bố mẹ em nằm trong khu tập thể công nhân Sở Điện lực Hải Phòng. Nhà cấp 4 , có hai phòng nhỏ. Bố em là công nhân điện, mẹ em làm y tá. Đồ đạc quý nhất của gia đình em là cái ti vi và chiếc xe máy của bố mẹ em đi làm hằng ngày. Nhà tuy nhỏ hẹp nhưng rất sạch sẽ và ngăn nắp. Bố mẹ đã dành cho em một góc học tập cạnh cửa sổ, một nơi sạch sẽ, sáng sủa nhất trong ngôi nhà.
  Chiếc bàn gỗ dầu có ba ngăn kéo là bàn học tập. Chú Xuân di chuyển vào Vũng Tàu công tác đã tặng bố mẹ em chiếc bàn này. Bố em mới thuê thợ đánh véc- ni lại, cái bàn bóng lên trông rất đẹp. Trên bàn phía trái là một chồng sách, phía phải là cái đèn bàn Trung Quốc, chao đèn màu đỏ. Ánh sáng dịu ngọn đèn, đêm đêm vẫn chiếu sáng trang sách và tỏa sáng tâm hồn em. Chiếc đồng hồ bàn bằng nhựa xanh hình vuông, dì em tặng năm em lên 9 tuổi. Chiếc kim giây chuyên cần chuyển động. Chỉ đêm khuya mới nghe nó kêu “ tích ! tích !). Nó như thầm nhẹ nhắc em : “ Cố lên! Ngoan lên! Chăm học chăm làm. Thì giờ là vàng bạc. Trôi qua nhanh lắm!”. Phía sát mép bàn cạnh tường, em để lọ hoa nhỏ, cắm ba bông hoa giấy đủ màu sắc rực rỡ do em làm.
  Nhiều gia đình như gia đình bạn Lý, bạn Mùi, bạn Quế…đều có tủ sách, với hàng trăm hàng nghìn cuốn sách quý, dày và đẹp , trông rất mê. Em vẫn mơ ước có một tủ sách như thế. Trong số tài sản quý báu của em là ba cuốn sách : cuốn Truyện cổ dân gian Việt Nam, cuốn Từ điển tiếng Anh, cuốn Tục ngữ , ca dao. Đó là phần thưởng thi học sinh giỏi lớp Một, lớp Hai. Bìa dày, giấy trắng, chữ in đều tăm tắp có nhiều hình vẽ. Mỗi lần mở ra đọc, trang sách như một rạng đông làm bừng sáng tâm hồn em.
  Em còn có một con lợn bằng gốm Bát Tràng. Đôi mắt đen nhánh ngây thơ. Cái mõm nở ra như đòi ăn. Nó không ăn cám mà chỉ thích ăn một, hai nghìn đồng bạc. Lúc thì nó nằm ngủ trong ngăn kéo. Lúc thì nó nằm chơi trên bàn, lặng lẽ ngắm em học bài. Bà, các dì, các cậu, bố mẹ vẫn cho em ít tiền để nuôi lợn đấy. Cái hộp bút đã cũ lúc nào cũng gợi ý em chăm bẵm con lợn cho béo để sang năm lên lớp Bốn mà mổ thịt…
  Đồ đạc trên bàn học của em chỉ có thế. Còn đơn sơ lắm. Nhưng em rất yêu quý. Cái đèn bàn, sách vở, đồng hồ, lọ hoa, con lợn…là gia tài của em đấy.

8 tháng 10 2017

bạn hỏi câu về toán thôi nhé, cái này lên gôgle mà surf

Em có rất nhiều thứ đồ chơi do bố mẹ mua cho, nhưng thứ em thích nhất là món đồ chơi mà anh của em vừa làm tặng em hôm chủ nhật vừa rồi. Đó là một chiếc xe ô tô được làm bằng vỏ hộp sữa.

Chỉ bằng vài thứ vật liệu đơn giản, anh của em đã làm ra một chiếc ô tô giống hệt như thật, màu sắc rực rỡ và ngộ nghĩnh. Cũng đầy đủ thùng xe, bánh xe, mui xe, đèn xe và cũng chạy được hẳn hoi. Thân xe được làm bằng vỏ một hộp sữa, cắt mặt trên gập lại làm thành mui xe. Ở mặt bên sườn của vỏ hộp có dùi hai lỗ nhỏ từ sườn bên này sang bên kia. Hai que tre xuyên qua hai lỗ ấy làm thành trục bánh xe. Bốn bánh xe được làm bằng bốn nút chai. Nút chai được đục lỗ ở giữa bánh xe khỏi rơi ra ngoài. Hai nút chai nhỏ hơn được gắn ở phía trước làm thành đèn. Cuối cùng, một sợi dây được gắn vào đầu xe để có thể kéo xe chạy được. Cuối cùng thì em cũng có được một chiếc xe như xe thật.

Chiếc ô tô đồ chơi đó không có gì là quý nhưng em lại rất thích vì đó là món quà do chính anh trai làm tặng em. Em thật sự khâm phục bàn tay khéo léo của anh trai, chỉ với vài ba thứ đồ bỏ đi mà anh ấy lại có thể làm thành một thứ đồ chơi xinh xắn như vậy.

5 tháng 11 2021

tả về đồ chơi nha:

Đã là trẻ con ai cũng phải có đồ chơi. Sinh nhật hồi em bước lên lớp một, bố đã tặng em một con búp bê rất xinh xắn và đáng yêu. Con búp bê của em rất đẹp, em rất yêu quý nó.

Con búp bê được làm bằng nhựa. Con búp bê của em cao khoảng 20cm, nhỏ nhắn, xinh xắn được đặt tên thân mật ở nhà là Lisa. Lisa nhìn bề ngoài rất sang trọng với mái tóc xoăn màu vàng óng ả đúng với phong cách những cô gái phương Tây. Cái môi đỏ và chúm chím cười. Mỗi khi em được nghỉ em thường may áo ấm cho búp bê, buổi tối em học bài thì búp bê nhìn em với ánh mắt trìu mến như nhắc em hãy chăm học. Đôi bàn tay có những ngón tay thon nhỏ như chiếc. Em thường thay đổi kiểu tóc cho nó. Lúc thì tết bím, lúc thì buộc nhỏng lên đỉnh đầu. Em rất thích ru búp bê ngủ và chơi cùng em ấy. Búp bê còn có chỗ để pin đằng sau lưng, khi bỏ pin vào thì búp bê có thể phát ra nhạc rất hay. Em yêu búp bê lắm, em chuẩn bị cho búp bê rất nhiều những bộ váy sặc sỡ đủ màu. Em thường xin mẹ để may cho Lisa những bộ váy đẹp lung linh. Trong đó em thích nhất bộ váy màu hồng phủ lớp kim tuyến lóng lánh. Bàn chân Lisa đi một chiếc giày màu hồng, rất phù hợp với chiếc váy. Đây có thể gọi là điểm nhấn tạo nên sự đặc biệt của nó. Màu hồng luôn mang đến sự nhẹ nhàng, nữ tính và xinh đẹp nhất. Lisa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Lisa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Lisa, lòng em cảm thấy phấn chấn hơn. Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Mỗi tối đi ngủ, em thường ôm nó bên mình.

Em yêu búp bê nhiều lắm, em xem búp bê như người em gái của mình bởi búp bê là nguồn động viên, an ủi em những lúc vui, buồn. Em sẽ luôn giữ gìn búp bê cẩn thận.

31 tháng 10 2017

4: 

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.


 

31 tháng 10 2017

Đề 3 : miêu tả về dòng sông .

"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương đến thế ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều cùng gió bay cao trên bầu trời xanh trongCòn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.

Từ lúc còn bé, em đã thích sông ( nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông  gợn lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "Ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng oi, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, để xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, lấy hoa lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!

Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cũng vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.

Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm. Yêu lắm dòng sông quê hương !

;3